Ngoài các giải đấu lớn như Euro hay World Cup thì UEFA Nations League cũng là một giải bóng đá dành cho các đội tuyển thuộc liên đoàn bóng đá châu Âu. Có lẽ tại thời điểm hiện tại vẫn còn nhiều người chưa hiểu rõ về giải đấu UEFA Nations League. Hãy theo chân xem bong da xoilac để tìm hiểu sâu hơn nhé.
Tổng quan về giải đấu UEFA Nations League
UEFA Nations League, UEFA Champions League đều được được biết đến là những giải vô địch bóng đá châu Âu và được tổ chức bởi Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA. Giải đấu này được lên kế hoạch vào năm 2013, thế nhưng lại không được UEFA thông qua ở Đại hội lần thứ 38 năm 2014. Cho đến tháng 9 năm 2018, mùa giải đầu tiên mới chính thức được tổ chức.
UEFA Nations League ra đời nhằm mục đích giảm bớt gánh nặng cho những trận bóng giao hữu quốc tế diễn ra trong khu vực cũng như nâng cao chất lượng kết quả bóng đá cho các trận đấu. Nơi đây tạo cơ hội cọ sát cho những đội tuyển, đặc biệt là các đội bóng không được tham dự cúp vô địch châu Âu – Euro.
Lịch sử hình thành UEFA Nations League
Chắc hẳn đến đây các bạn đã biết UEFA Nations League là gì rồi nhỉ. Để hiểu rõ về giải đấu này, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu lịch sử hình thành và phát triển của nó ngay dưới đây nhé.
Vào tháng 10 năm 2013, ông Yngve Hallén chủ tịch của Hiệp hội bóng đá Na Uy đã tiết lộ rằng sắp đến sẽ có một giải đấu quốc gia được tổ chức ở khu vực châu Âu. Nhưng ông cũng nói thêm rằng giải đấu này vẫn đang trong quá trình xem xét.
Theo đó, 55 đội tuyển quốc gia thuộc Liên đoàn bóng đá châu Âu được chia làm những nhóm sau World Cup dựa vào vị trí thứ hạng của mỗi đội. Lịch thi đấu bóng đá của trận đấu sẽ không trùng với những trận đấu khác theo như lời chia sẻ của Liên đoàn bóng đá châu Âu. Nói một cách dễ hiểu, các trận đấu được diễn ra vào ngày Liên đoàn bóng đá thế giới sắp xếp đá giao hữu giữa các đội.
Vào tháng 03/2014, ông Gianni Infantino tổng thư ký UEFA Nations League thời bấy giờ đã tuyên bố rằng đây là một trận đấu hữu ích và nó sẽ là trận bóng giao hữu tính đúng tỉ số chứ không phải đấu tập như thường lệ. Khán giả sẽ được thưởng thức 90 phút thực sự hơn là các trận đấu giao hữu vô bổ như trước đây.
Ngay sau đó, chủ tịch Liên đoàn bóng đá Anh là ông Greg đã đồng ý vì cho rằng nó khá hấp dẫn với đội tuyển Anh khi họ phải thi đấu với các đội tuyển mạnh khác ở khu vực châu Âu. Có những thành viên trong UEFA Nations League đã đồng ý nhưng cũng có một số phản đối. Trong cuộc họp của Liên đoàn bóng đá châu Âu vào ngày 27/03/2014, tại Astana (Kazakhstan) đã bỏ phiếu thông qua ý tưởng này của 54 liên đoàn thành viên (khi quốc gia Kosovo chưa là thành viên chính thức).
Xem thêm các bài viết cùng chủ đề có thể bạn quan tâm tại: blog bóng đá
Cách thức tổ chức của giải đấu UEFA Nations League
Kể từ tháng 09/2018, Liên đoàn bóng đá châu Âu UEFA đã triển khai tổ chức giải UEFA Nations League với sự tham dự của 55 đội tuyển đại diện cho 55 Liên đoàn bóng đá quốc gia.
Cách chia bảng đấu
Họ được chia làm 4 hạng A, B, C, D (tiếng Anh gọi là League) dựa trên bảng xếp hạng đội tuyển quốc gia của UEFA. Từ mùa giải 2020–2021, 4 phân hạng có sự thay đổi về số đội: 3 hạng A, B và C sẽ có 16 đội, riêng hạng D chỉ có 7 đội.
Trong phân hạng A, các đội sẽ phải cố gắng thi đấu để trở thành nhà vô địch của UEFA Nations League. 4 đội đứng đầu 4 bảng đấu ở phân hạng A sẽ lọt vào bán kết, sau đó sẽ đá chung kết để trở thành nhà vô địch UEFA Nations League. Tương tự với các hạng B, C, D, 4 đội đứng đầu bảng các hạng sẽ được nâng 1 hạng, thay thế lần lượt 4 đội xếp cuối bảng ở các hạng A, B và C.
Bắt đầu từ năm 2020-2021, đội giành chiến thắng trong các hạng B, C và D sẽ được thăng hạng lên giải đấu cao hơn ở mùa giải tiếp theo. Còn những đội tuyển xếp cuối cùng trong nhóm của mình ở các hạng A và B sẽ phải xuống chơi ở giải đấu thấp hơn. Riêng ở hạng C, sẽ có hai đội xuống hạng, được xác định bằng các trận play-off diễn ra vào tháng 3 của các năm chẵn.
Cách tính điểm và sắp xếp thứ hạng
Hai trận đấu diễn ra theo thể thức hai lượt, với đội có thứ hạng cao hơn đăng cai tổ chức trận lượt về. Hai đội thắng chung cuộc sẽ ở lại League C, trong khi các đội thua sẽ xuống chơi ở League D.
Nếu tỷ số chung cuộc bằng nhau, hiệp phụ sẽ diễn ra. Nếu vẫn bất phân thắng bại, loạt sút luân lưu sẽ được sử dụng để xác định đội giành thắng lợi. Luật bàn thắng sân khách ban đầu được sử dụng, nhưng đã bị Ủy ban điều hành UEFA Nations League bãi bỏ vào ngày 16 tháng 12 năm 2021.
Kể từ mùa giải 2024-2025, hai đội xếp thứ 4 có thành tích thấp nhất của hạng C sẽ tự động xuống hạng mà không cần thông qua các trận play-off trụ hạng. Ngoài ra, các trận play-off thăng hạng/xuống hạng ở các hạng A, B cũng được đưa vào giải đấu.
Cụ thể, đội đứng thứ 3 trong nhóm bốn đội xếp cuối các bảng đấu ở hạng A sẽ gặp đội về nhì của hạng B. Tương tự, đội đứng thứ 3 trong nhóm bốn đội xếp cuối các bảng đấu ở hạng B sẽ đá với đội xếp thứ nhì của hạng C để giành suất thăng hạng.
Các trận đấu sẽ diễn ra theo cách thức hai lượt trận trên sân nhà và sân khách vào tháng 3 năm 2025. Đội thắng sẽ lên hạng cao hơn và đội thua sẽ bị xuống hạng. Trong mọi trường hợp, đội có thứ hạng cao hơn sẽ đá trận lượt về. Hiệp phụ và đá luân lưu sẽ được sử dụng nếu các đội không phân thắng bại ở hai hiệp đấu chính.
Lý do hình thành giải đấu UEFA Nations League
Giải đấu UEFA Nations League được thành lập không những giúp cho các đội tuyển có thể giảm bớt số lần thi đấu giao hữu mà còn tạo cơ hội cho các đội không được tham dự giải vô địch châu Âu. Vì chỉ có 20/24 đội bóng có cơ hội tham dự vòng loại Euro vào năm 2020. Vì thế mà 4 suất tham dự còn lại sẽ được quyết định ở vòng loại trực tiếp.
UEFA Nations League còn là một sân chơi để các đội cạnh tranh cho 4 chiếc ghế play-off này. Tại mỗi hạng đấu, một đội bóng sẽ giành được tấm vé thông qua phần đấu phụ. Các đội đứng đầu mỗi bảng (nếu như không vượt qua vòng loại Euro 2020) sẽ có cơ hội tham dự vòng đấu này.
Nếu đội đầu đứng bảng đã có cho mình tấm vé tham dự thì cơ hội này sẽ được trao lại cho đội bóng đứng sau trong bảng. Khi không có 4 đội bóng ở một bảng đấu thì các ghế play-off còn lại sẽ được trao cho các đội bóng ở bảng khác. Trong tương lai, các giải vô địch bóng đá châu Âu sẽ tạo thêm nhiều cơ hội lớn cho các đội bóng không được tham gia FIFA World Cup.
Một số thay đổi của giải đấu UEFA Nations League
Liên đoàn bóng đá châu Âu sẽ tiến hành bốc thăm ở Amsterdam, Hà Lan để chia bảng đấu cho UEFA Nations League trong mùa giải 2020-2021. Mùa giải năm nay vẫn tiếp tục thi đấu theo hệ thống cũ và chia làm 4 hạng A-B-C-D. Mỗi đội sẽ được chia làm nhiều nhóm và thi đấu vòng tròn một lượt tính điểm.
Tuy nhiên, có một thay đổi nhỏ đó là 3 hạng đấu A-B-C có số đội tham dự ở mỗi hạng đấu là 16 đội. Hạng đấu D lại chỉ 7 đội ít hơn so với trước đây. Các đội có thành tích thi đấu tốt ở các giải vô địch quốc gia châu Âu mùa giải 2020-2021 sẽ có một suất đá play-off tham dự World Cup 2022. Đương kim vô địch của giải đấu UEFA Nations League chính là Bồ Đào Nha.
Ở mỗi bảng đấu, các đội bóng sẽ phải thi đấu với nhau theo thể thức vòng tròn với 2 lượt sân khách và sân nhà. Sau khi kết thúc, 4 đội xếp vị trí đầu bảng A sẽ đá loại trực tiếp ở vòng chung kết.
Kết luận
Như vậy, chúng tôi đã cùng các bạn tìm hiểu về thông tin của giải đấu UEFA Nations League. Chúng tôi hy vọng qua bài viết trên sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về giải đấu hấp dẫn này. Hãy cùng lan tỏa kiến thức cho nhiều người biết hơn tới giải đấu UEFA Nations League này nhé.